icon icon icon

Tìm hiểu về đặc điểm của cáp quang biển

Đăng bởi CAS Media vào lúc 24/08/2022

Hiện nay, khái niệm cáp quang biển đã không còn quá xa lạ với con người. Việc sử dụng cáp quang biển để phục vụ cho cuộc sống con người là điều rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ cáp quang biển là gì? Đặc điểm và vai trò của cáp quang biển sẽ ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay nhé.

Cáp quang biển là gì?

Cáp quang biển là gì vẫn luôn là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem nó là gì.

Hệ thống cáp quang biển được hiểu một cách đơn giản chính là hệ thống cáp quang đi qua các nước và châu lục, thường là sẽ đi qua đường biển.

Hiện nay, có rất nhiều phương thức để nhằm truyền tải thông tin, tuy nhiên cáp quang biển vẫn luôn là phương thức được nhiều người lựa chọn sử dụng.

Hiện nay trên thế giới rất đa dạng về các tuyến cáp quang dưới biển. Mỗi tuyến cáp lại có lộ trình đi riêng và được đầu tư vô cùng quy mô bởi các tập đoàn thiết bị viễn thông lớn ở trên toàn thế giới. Chúng đồng thời cũng kết nối với nhau để nhằm mục đích đảm bảo hỗ trợ việc truyền tải thông tin được nhanh và đầy đủ hơn đến nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới.

Cáp quang biển là hệ thống cáp quang đi qua các nước và châu lục, thường là sẽ đi qua đường biển.

Cáp quang biển là hệ thống cáp quang đi qua các nước và châu lục, thường là sẽ đi qua đường biển.

Đặc điểm của cáp quang biển

Dưới đây là một số đặc điểm của cáp quang dưới biển:  Cáp quang dưới biển truyền tín hiệu bằng ánh sáng, nên tốc đồ truyền tải dữ liệu rất nhanh, khó gặp tình trạng nhiễu cũng như khó bị can thiệp hơn cáp đồng.

  • Cáp quang dưới biển có dung lượng truyền tải rất cao và độ suy giảm tín hiệu rất thấp.
  • Lõi cáp được làm bằng sợi thủy tinh hoặc được làm bằng nhựa. Cáp quang biển được đặt ở dưới đáy biển và truyền dẫn tín hiệu bằng ánh sáng.
  • Cấu tạo chính của cáp quang biển sẽ gồm có 2 thành phần chính là lõi cáp và vỏ cáp.
  • Sợi cáp quang có đường kính trung bình khoảng 69mm và có khối lượng khoảng 10 kg/m.
  • Có khả năng chịu đựng được ở những môi trường nước biển mặn có nồng độ muối rất cao. Nhưng nó lại không thể chịu được khi nhiệt độ quá lạnh. 
  • Tại những vùng biển có đặc điểm riêng biệt như biển khá  sâu và có đặc thù phức tạp thì sợi cáp quang được sử dụng sẽ có kích thước và khối lượng nhỏ hơn cáp quang biển thông thường.
  • Thông thường, cáp quang biển sẽ thường gồm có 8 lớp là: Polyethylene, băng Mylar, dây kim loại, chắn nước bằng nhôm, đồng hoặc nhôm ống,  Polycarbonate, thạch dầu khí và sợi quang học.
  • cáp quang dưới biển được đảm bảo về độ an toàn cực kỳ cao và không gây cháy nổ bởi nó không có dòng điện chạy qua.
  • Có thể dẫn tín hiệu dưới dạng xung ánh sáng.  

Cáp quang biển đang là lựa chọn của nhiều quốc gia bởi nó có rất nhiều đặc điểm vượt trội

Cáp quang biển đang là lựa chọn của nhiều quốc gia bởi nó có rất nhiều đặc điểm vượt trội

Vai trò của cáp quang biển trong đời sống 

Vai trò của cáp quang biển là gì? 

Chính bởi những đặc điểm vượt trội của cáp quang dưới biển nêu trên nên cáp quang có vai trò chủ yếu là truyền tải internet nhằm mục đích phục vụ cuộc sống con người. 

Trên thế giới hiện nay ngoài cáp quang dưới biển thì con người còn dựa vào vệ tinh nhân tạo để tạo ra internet, tuy nhiên lưu lượng truyền tải của vệ tinh nhân tạo thường kém hơn so với cáp quang. Đồng thời, cáp quang cũng tạo nên tốc đường truyền cao và nhanh hơn rất nhiều. Do vậy, cáp quang vẫn luôn là sự lựa chọn tối ưu của con người. 

Hiện nay, một quốc gia có thể có nhiều hệ thống cáp quang khác nhau, kết nối với các nước khác trong khu vực. Hơn nữa, để tránh khi có sự cố xảy ra thì sẽ có một hệ thống cáp khác thay thế.

Cáp quang có vai trò chủ yếu là truyền tải internet nhằm mục đích phục vụ cuộc sống con người. 

Cáp quang có vai trò chủ yếu là truyền tải internet nhằm mục đích phục vụ cuộc sống con người. 

Các tuyến cáp quang biển mà Việt Nam đang sử dụng hiện nay

Tuyến cáp quang biển APG

APG  là tuyến cáp quang biển quốc tế được đưa vào hoạt động chính thức từ giữa tháng 12 năm 2016. Với chiều dài khoảng 10.400km, tuyến cáp quang này có điểm kết nối với các quốc gia lân cận như: Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tuyến cáp quang biển AAG

Tuyến cáp quang biển AAG được đưa vào hoạt động năm 2009. Đây được xem là tuyến cáp quang biển lớn và quan trọng nhất của Việt Nam. Với tổng chiều dài lên đến 20.000km, đây là tuyến cáp quang biển được rất nhiều nhà mạng lớn tại Việt Nam khai thác. Đây cũng là tuyến cáp quan trọng kết nối Đông Nam Á với Mỹ.

Cáp quang Liên Á TGN – IA

Tuyến cáp quang TGN – IA  được đưa vào hoạt động vào đầu năm 2009 với tổng chiều dài là 6.700 Km.

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp tới Techlink để được tư vấn và hỗ trợ.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về cáp quang biển và đặc điểm, vai trò của cáp quang biển đối với cuộc sống con người. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích.